Ads

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Những câu nói với sếp bạn nên tránh nếu không muốn chuốc vạ vào thân

Những-câu-nói-với-sếp-bạn-nên-tránh-nếu-không-muốn-chuốc-vạ-vào-thân
Hãy cẩn trọng trong cách ăn nói nếu không muốn mang vạ vào thân
Lời nói rất quan trọng trong cuộc sống nhất là trong môi trường công sở. Nó “chẳng mất tiền mua” thì cớ sao lại không “lựa lời mà nói”? Tuy cùng một ý nhưng khác cách diễn đạt và dùng từ rất có thể sẽ dẫn đến hai kết quả khác nhau. Vì thế, bạn nên cẩn trọng và chắc lọc câu chữ để không chuốc vạ vào thân. Đừng để “cái miệng hại thân”! Sau đây là một số câu nói bạn nên tránh:

“Em có chuyện quan trọng cần nói với anh/chị!”

Sếp sẽ nghĩ bạn là một người quan trọng hóa vấn đề nếu bạn thường xuyên sử dụng câu nói này. Nếu bạn thực sự có chuyện quan trọng thì hãy đi thẳng vào vấn đề cần được giải quyết. Nếu không thì đừng bao giờ sử dụng câu nói trên, sẽ làm cho sếp có ấn tượng xấu về bạn.

“Em không hiểu sao anh/chị lại nói ra điều đó được?”

Bạn sẽ hối hận nếu như thốt ra câu nói này. Nó thể hiện sự mỉa mai và đánh giá thấp của bạn dành cho sếp. Và nếu như lời nói ấy kết hợp với các hành động nhún vai, bĩu môi hoặc một cái lắc đầu thì xin “chúc mừng” bạn thảm họa của bạn sắp bắt đầu rồi đấy. Nếu muốn góp ý với sếp, bạn nên góp ý một cách nhẹ nhàng, dễ nghe và trong hoàn cảnh phù hợp, tránh “chình” sếp trước mặt người khác, hãy chọn lúc hai người. Nếu được như vậy bạn không chỉ “chuốc họa” vào thân mà còn được “ghi điểm” với sếp.

“Em có gia đình và con nhỏ nên phải về nhà đúng giờ.”

Đúng là bạn có gia đình, có con nhỏ nhưng người khác chẳng lẽ không có? Hiện nay, tiêu chỉ tuyển dụng của hầu hết các công ty là nhân viên có khả năng chịu được áp lực công việc cao và có thể làm thêm ngoài giờ nếu công việc yêu cầu. Bạn nên phân biệt giữa chuyện công và chuyện tư, nếu không sếp sẽ nghĩ bạn không yêu thích hay thiếu trách nhiệm với công việc.

“Việc này không phải của em mà của người khác!”

Nếu bạn cứ sử dụng câu nói này thường xuyên, nguy cơ rất cao bạn sẽ nằm trong danh sách đen của sếp hoặc bạn sẽ bị cho là lười biếng, trốn tránh công việc, không có tinh thần đồng đội, bất hợp tác. Nếu được và trong khả năng của bạn, bạn hãy nhiệt tình nhần lời thực hiện, ngay cả nó không phải là công việc của bạn. Cho dù kết quả bạn thực hiện được chưa được tốt nhưng sếp cũng đánh giá cao bạn.

“Đó không phải là lỗi của em”

Câu nói này chứng tỏ bạn là người vô trách nhiệm với công việc. Nhìn chung, câu nói này cũng giống như câu “Việc này của người khác”! Nếu đó thật sự là lỗi của bạn, hãy thành thật nhận lỗi và “lấy công chuộc tội”. Nếu không thì bạn cũng hãy nên nói: “Dù gì đi nữa thì em cũng cảm thấy mình có lỗi trong chuyện này vì đã không …”.

“Em biết rồi, anh/chị không cần chỉ bảo”

Đây mới chính là câu nói gây “sốc” cho sếp của bạn. Bạn sẽ bị liệt vào danh sách đen ngay lập tức vì sếp nghĩ rằng bạn đang xem thường họ hoặc nếu không thì bạn cũng sẽ được cho rằng là người tự phụ, không chịu tiếp thu ý kiến đóng góp và nhận xét của người khác.
Dù hay dù dở thì cũng là “lời vàng ý ngọc” của sếp. Nếu điều sếp nói hay và đúng thì hiển nhiên bạn phải tiếp thu, còn nếu dở và chưa chính xác bạn cũng nên cám ơn sếp và nói “Em sẽ xem lại đề nghị/nhận xét... của anh/chị.”

“Bây giờ đã hết giờ làm việc rồi mà …”

Khi sắp hết giờ làm việc, bạn hào hứng chuẩn bị ra về thì sếp lại bàn làm việc của bạn và giao việc cho bạn, bạn phải ứng xử làm sao? Đầu tiên bạn cần đánh giá mức độ quan trọng của công việc đó và sau đó hãy quyết định. Nếu công việc quá quan trọng thì bạn nên nhận lời. Tuy nhiên, nếu có việc gấp ở nhà bạn cần về ngay thì hãy nói với sếp là bạn sẽ hoàn thành xong vào tối hôm đó và gửi mail ngay hoặc vào sáng ngày mai gửi cho sếp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét