Ads

Được tạo bởi Blogger.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Những yếu tố cần xem xét khi xác định nghề

những-yếu-tố-cần xem-xét-khi-xác-định-nghề
Cần xác định nghề nghiệp phù hợp với sở trường, năng lực bản thân
Việc quyết định chọn công việc nào để theo đuổi là không đơn giản vì nó liên quan đến mục tiêu và sự nghiệp của bạn sau này. Để có thể xác định loại hình công việc nào phù hợp với mình, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề cụ thể như sau:

1. Sở trường

Công việc lý tưởng là việc mà chúng ta có kỹ năng thực hiện tốt nhất, phát huy được thế mạnh nhiều nhất để có thể thăng tiến, đi lên. Chính vì vậy mà người ta phải lựa chọn công việc thích hợp nhất với năng lực của bản thân. Hãy liệt kê danh sách những kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của mình, sau đó tự suy ngẫm xem mình giỏi nhất ở lĩnh vực nào. Cần phân biệt đâu là khả năng thông thường, chẳng hạn như: đánh máy nhanh, viết lách rõ ràng, dễ hiểu; và đâu là những kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời cố gắng chọn những doanh nghiệp ổn định, ít thay đổi trong công việc.

2. Yêu thích

Nếu được làm những gì mà bản thân có hứng thú, người ta sẽ có cảm giác thoải mái, hưng phấn trong công việc. Từ đó mà con đường phát triển sự nghiệp của bạn thuận lợi hơn rất nhiều . Hãy cân nhắc tất cả những sở thích sẵn có của bạn trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng cho nghề nghiệp. Bạn thích công việc liên quan đến máy tính, hay làm nhiếp ảnh gia, thích những công việc không gò bó thời gian và sử dụng nhiều óc sáng tạo hoặc các công việc kinh doanh hay thích làm công tác xã hội, giúp đỡ người khác? Khi quyết định các bước đi trong cuộc đời, cần phải chú ý đến những điểm mạnh của bản thân, biết tạo hứng thú trong công việc, lựa chọn làm những công việc bạn yêu thích. Nếu không có niềm say mê cá nhân, bạn khó lòng phát triển được, rất có thể, chỉ một thời gian ngắn sau đó, bạn lại đi tìm việc mới mà thôi.

3. Mức thu nhập và phúc lợi

Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn công việc. Khi mới đi làm, mức thu nhập của bạn chỉ dừng ở mức độ vừa phải nhưng khi đã có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, bạn nên nhìn nhận lại về mức lương cũng như lợi ích mình cần. Ngoài ra bạn không chỉ căn cứ vào lương mà nên căn cứ vào tổng thu nhập mà bạn nhận được quy ra tiền; chẳng hạn cơ hội được đào tạo ở nước ngoài ở một công ty quảng cáo, hoa hồng chia theo sản phẩm hay phiếu giảm giá mua sắm hoặc chi phí khách sạn của một tập đoàn khách sạn dành cho nhân viên. Ngoài ra còn các chi phí phụ cấp công tác hoặc chế độ bảo hiểm của từng công ty. Nhưng nhớ cảnh giác với những thông tin hấp dẫn về mức lương mà coi nhẹ môi trường làm việc và vấn đề an toàn nghề nghiệp đấy nhé! Tất nhiên, thu nhập không phải là yếu tố quyết định mà phải đặt trong mối quan hệ với nhiều lợi ích khác như giờ giấc làm việc, giờ nghỉ, nghỉ phép, chế độ thưởng....

4. Trách nhiệm công việc

Dù thu nhập hấp dẫn thế nào, bạn cũng đừng vội vàng quyết định bởi thù lao luôn đi kèm với trách nhiệm công việc bạn phải gánh. Bởi vậy, bạn nên dành thêm thời gian để tìm hiểu những việc bạn sẽ làm, sẽ phải chịu trách nhiệm. Bạn có thể làm người lãnh đạo, ra quyết định hay làm theo chỉ dẫn của người khác? Bạn có thể làm việc teamwork không hay chỉ làm tốt công việc một mình? Bạn cần xem những công việc đó có phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm bạn có hay không. Bạn có đáp ứng được áp lực về công việc và thời gian mà công việc yêu cầu không?

5. Môi trường làm việc

Vị trí địa lý của nơi làm, văn hóa doanh nghiệp, đồng nghiệp và cấp trên đều là những điều bạn cần suy xét tới khi lựa chon nghề nghiệp. Bạ muốn làm xa hay gần, có thuận tiện cho bạn đi lại như gần bến xe, có chỗ đỗ xe,…ạn sẽ chọn môi trường làm việc yên tĩnh hay ồn ào, sôi động; an phận hay cạnh tranh; công ty lớn hay là doanh nghiệp nhỏ? Một môi trường thân thiện, hợp tác tốt và cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo cho bạn cơ hội thăng tiến và chứng tỏ năng lực của mình hơn. Ngoài ra, văn hóa công ty lại đóng vai trò quan trọng trong công việc cũng như đời sống của bạn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu qua về văn hóa công ty, có thể qua những người quen hay đồng nghiệp cũ từng làm việc ở đó. Văn hóa công ty cũng thể hiện qua một số hoạt động ngoài giờ, tuyển dụng, phỏng vấn ứng viên mà bạn có thể tìm hiểu qua website công ty. Một khi có những phản ánh không mấy tích cực về văn hóa công ty đó, bạn càng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

6. Cơ hội phát triển

Điều quan trọng nhấtở một công việc là cơ hội để bạn phát triển bản thân. Đây mới là yếu tố giúp bạn xây dựng sự nghiệp bền vững, lâu dài. Vì thế, khi xem xét một ví trí, bạn nên để ý xem liệu công việc đó có thể giúp bạn trải nghiệm, học hỏi thêm nhiều điều chưa biết, có được tham gia các khóa đào tạo nâng cao kinh nghiệm, năng lực bản thân và quan trọng hơn là sự thăng tiến. Công việc này còn phải phù hợp với mục tiêu dài hạn cụ thể trong tương lai mà bạn hướng tới.

7. Nhu cầu xã hội

Khi thị trường khan hiếm nguồn lực thì kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực đó sẽ làm cho bạn trở nên “có giá” hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Tuy hiên nhu cầu của xã hội không ngừng biến hóa, nâng cao. Khi lựa chọn công việc cho bản thân, người ta phải chú ý, phân tích kỹ nhu cầu xã hội và đó phải là những nhu cầu đấy lâu dài chứ không phải nhất thời. Từ đó lựa chọn những công việc sao cho phù hợp. Cần phải có tầm nhìn, có thể dự đoán được xu thế tương lai hoặc xu thế phát triển của công việc rồi sau đó mới quyết định.
Xem thêm tại drtimvieclam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét