Khi bạn phỏng vấn cho bất kỳ một vị trí nào cũng đòi
hỏi kinh nghiệm, kĩ năng tương ứng với mức lương và chính sách công ty dành cho
bạn. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cùng những câu hỏi giống nhau cho những ứng viên
khác nhau để tìm kiếm sự khác biệt giữa rừng ứng viên, mục đích cuối cùng là
tìm được người phù hợp cho vị trí đó.
Nhà tuyển dụng có vô vàng cách khác nhau để phân loại
ứng viên. Tạo tình huống từ chối là một trong số đó. Thông qua cách ứng viên phản
ứng với lời từ chối, nhà tuyển dụng có thể biết được ai là người thật sự muốn
công việc này và thái độ của bạn khi gặp thử thách.
Kịch bản rất đơn giản thôi, nhà tuyển dụng sẽ tiến
hành quá trình phỏng vấn một cách bình thường. Bắt đầu với những điều quan trọng
cơ bản, tiếp đến là hỏi những câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu mục tiêu và động lực
làm việc của bạn, sau đó là vài câu hỏi về dự định của ứng viên trong công việc
hay sự nghiệp sau này. Sau khi trao đổi những điều cần thiết, họ sẽ tạo tình huống
giả vờ như bạn đã bị từ chối:
“Bạn làm tốt lắm. Bạn đáp ứng mọi yêu cầu về bằng cấp,
chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm cho vị trí này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có
nhiều ứng viên khác giống bạn, và chúng tôi chưa thấy được điều đặc biệt ở bạn
so với họ”
Cũng có trường hợp đây là họ nói thật, cũng có thể
là họ đang “thử” bạn, và đợi phản ứng từ bạn. Hầu hết ứng viên sẽ ngay lập tức
cho rằng mình không còn cơ hội cho vị trí này nữa, và bạn sẽ nói lời cám ơn nhà
tuyển dụng và ra về với sự thất vọng tràn ngập.
Nhưng có một số ít ứng viên sẽ không phản ứng như vậy.
Nếu bạn thật sự muốn công việc này, bạn đủ bản lĩnh đương đầu mọi thách thức
thì một “thử thách” nhỏ này không thể làm khó được bạn phải không? Đừng coi đây
là ngõ cụt, hãy coi đây chỉ là một thách thức đơn giản. Việc bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn không phải một người dễ dàng từ bỏ điều mà bạn muốn đạt được.
Bởi rõ ràng ai cũng có thể làm tốt khi mọi việc suôn sẻ và ngược lại ít ai có
thể làm tốt khi đương đầu với thử thách.
Đọc thêm nhiều bài viết khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét