Là những người làm trong lĩnh vực nhân sự, với kiến thức nhân sự cộng với những kinh nghiệm đã từng trải qua, hôm nay chúng tôi xin
chia sẻ một vài điều về “cơ hội” cho các bạn tân cử nhân mới ra trường.
Trong khi hiện nay, nhiều tân cử nhân loay hoay tìm
việc, chấp nhận cả những nghề không phù hợp với chuyên ngành theo học vẫn có
nhiều người trẻ từ chối cơ hội việc làm bởi cho rằng công việc đó chưa tương xứng
với bản thân.
Nhưng các bạn đã không biết rằng như vậy là đã đánh
mất cơ hội tích luỹ kinh nghiệm, các bạn đã tự đẩy mình vào thế "cao không
tới, thấp không xong".
Đừng bao giờ “Đứng núi này trông núi nọ”
Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn, tốt nghiệp
ĐH Thương mại với tấm bằng khá, Chiến - khoa Thương mại quốc tế - Chiến quyết định
chọn những Cty xuất nhập khẩu là mục tiêu của mình. Nhưng sau một thời gian tìm
kiếm trên các website tuyển dụng, qua bạn bè, người thân giới thiệu, Chiến vẫn
chưa tìm được địa chỉ ưng ý để nộp hồ sơ.
Theo Chiến cho biết đã mất công tìm việc phải chọn
Cty "xứng tầm với mình", làm ở nơi có mức lương còi cọc thà cứ ở nhà
chờ đợi. Sau thời gian "kén cá chọn canh", Chiến nhận ra
rằng mình đã
bỏ mất nửa năm uổng phí trong khi nếu làm việc tại một Cty nào đó bạn ấy đã có
thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.
Khác với Dũng, vừa TN ĐH SP Ngoại ngữ, Thảo - Hải Hậu,
Nam Định - đã được gia đình xin cho làm giáo viên tiếng Anh tại một trường THPT
tại địa phương. Những tưởng Thảo sẽ vui mừng vì được làm đúng chuyên ngành lại
đi dạy ngay gần nhà nhưng Thảo vẫn không thấy bằng lòng bởi cho rằng môi trường
làm việc ở quê quá buồn tẻ, bất chấp sự phản đối của bố mẹ, cô vẫn bỏ dạy lên
Hà Nội tìm việc.
Hiện tại, Thảo vẫn chưa có công việc ổn định, vẫn phải
nhận các hợp đồng dịch thuật để trang trải chi phí sinh hoạt và... nộp hồ sơ chờ
việc.
Các bạn đã quên một điều rằng những nơi có môi trường
làm việc tốt đều đòi hỏi kinh nghiệm làm việc và nhiều kĩ năng khác. Và các bạn
đang thiếu điều đó.
Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội trải nghiệm
Thực tế hiện nay nhiều DN không chỉ quan tâm đến
trình độ chuyên môn của ứng viên mà còn rất chú trọng đến kỹ năng mềm, kĩ năng
làm việc. Nhiều người trẻ muốn "đốt cháy giai đoạn" chưa tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm đã "nhảy cóc", từ chối những chỗ làm phù hợp với
năng lực, nộp hồ sơ tìm việc làm vào nơi đòi hỏi lương
cao, sếp giỏi, môi trường năng động và cái kết nhận được là... thất bại.
Giữa một biển thông tin về tuyển dụng, sự lựa chọn cẩn
thận rất cần thiết nhưng từ chối ngay cả những công việc phù hợp với bản thân
khiến nhiều bạn trẻ đánh mất cơ hội được khẳng định trong môi trường làm việc
phù hợp. Thăng tiến là cả một quá trình dài đòi hỏi quá trình tích luỹ, kén việc
chỉ khiến người trẻ ảo tưởng về năng lực của mình và phải "nhảy việc"
thường xuyên.
Đọc thêm nhiều bài viết khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét